Có thể nói, việc xử lý và phân loại rác thải trong sinh hoạt ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân không được trang bị các kiến thức về rác thải và xử lý rác thải trong sinh hoạt. Rác thải được xả ra ngoài môi trường không có sự kiểm tra, phân loại sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Giải pháp đặt ra ngay lúc này, đó chính là làm thế nào để xử lý rác thải sinh hoạt ngay tại nguồn? Vậy bài viết dưới đây của vựa phế liệu Bảo Phong, chắc chắn sẽ giải quyết những thắc mắc đó của bạn.
Rác thải sinh hoạt là gì?
Nói đến rác thải thải sinh hoạt, chắc hẳn không còn quá xa lạ hay khó hiểu gì nữa. Rác thải sinh hoạt là những loại vật hoặc chất bị loại bỏ trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người. Trong bất kì hoạt động nào, con người đều sử dụng và loại bỏ ra một lượng rác nhất định. Rác thải sinh hoạt có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như rác vô cơ, rác hữu cơ, rác thải có thể tái chế,…Ở Việt Nam, rác thải sinh hoạt thường được nhà nước thu gom và tập kết xử lý rác thải sinh hoạt bằng cách thiêu đốt. Nhưng đa phần cách xử lý này không toàn diện bởi nó chưa phân loại được giữa các loại rác thải với nhau. Mỗi loại rác thải cần phải được phân loại và xử lý theo một phương pháp riêng biệt; khi đó mới có thể giảm thiểu mức độ nguy hại với môi trường.
Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đối với môi trường sống
Hiện nay, trái đất đang đứng trước tình trạng ô nhiễm nặng nề, hệ sinh thái bị mất cân bằng nghiêm trọng. Một phần nguyên nhân là do rác thải sinh hoạt gây ra, nó gây ra các vấn đề ô nhiễm nguồn nưc, đất, không khí,…
Rác thải sinh hoạt gây ra ô nhiễm nguồn nước
Việt Nam được biết đến là một quốc gia có hệ thống sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vì vậy, ở một số nơi, việc đánh bắt, khai thác thủy hải sản nước ngọt, nước lợ, biển được xem là nguồn kinh tế chính. Tuy nhiên, với tình trạng rác thải sinh hoạt không được xử lý mà đã xả thẳng ra ao ngòi, kênh rạch đã gây ra ô nhiễm nguồn nước nặng nề. Bên cạnh đó, nó còn làm chết các loài sinh vật dưới nước. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, nguồn kinh tế của người dân.
Việc thải nhựa phế liệu ra môi trường đã gây hại cho cảnh quan rất nhiều Không chỉ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường mà còn làm xấu cảnh quan. Vì phải mất đến vài trăm năm nhựa mới có thể phân hủy trong môi trường tự nhiên nên cảnh tượng dưới đây thật sự rất đáng sợ.
Rác thải sinh hoạt gây ra ô nhiễm nguồn đất
Trong sinh hoạt việc sử dụng các loại vật dụng dùng 1 lần thường khá phổ biến như bao nilong, ống hút, chai nhựa,…Sau khi sử dụng, các loại rác thải này sẽ được xả trực tiếp ra ngoài môi trường hoặc chôn sâu dưới lòng đất. Bạn có biết không? Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, một chiếc túi nilong sẽ phải mất khoảng 100 năm để phân hủy còn một chiếc cốc nhựa mất khoảng 100 – 120 năm. Trung bình một ngày ở Việt Nam, mỗi người sử dụng ít nhất một túi nilong, với dân số hơn 100 triệu dân như hiện nay thì có bao nhiêu chiếc túi nilong được thải ra mỗi ngày. Có lẽ, chẳng ai dám tưởng tượng con số này là bao nhiêu? Với số lượng rác thải lớn như vậy, khi xả ra môi trường đặc biệt môi trường đất sẽ gây chết các loài sinh vật trong lòng đất, chất lượng đất bị sụt giảm nghiêm trọng.
Rác thải sinh hoạt gây ra tình trạng ô nhiễm không khí
Chất thải sinh hoạt cũng gây nguy hại đến môi trường không khí. Việc xử lý rác thải bằng cách thiêu đốt sẽ sản sinh các loại chất độc hại ra ngoài môi trường không khí. Nếu tích tụ lâu dần có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, làm gia tăng các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa, nguy hiểm hơn có thể gây ung thư. Vì vậy, việc phân loại và xử lý rác thải tại nguồn là vấn đề cấp bách, cần được đặt lên hàng đầu.
Phân loại rác thải sinh hoạt
Đối với các loại rác thải sinh hoạt thông thường, chúng ta có thể dễ dàng xử lý và phân loại tại chỗ. Dưới đây là 3 loại rác thải thông dụng trong sinh hoạt.
Bảng phân loại một số loại rác thải sinh hoạt
Rác hữu cơ:
Đây là loại rác dễ dàng dễ dàng xử lý và không gây độc hại với môi trường. Các loại rác hữu cơ chủ yếu như thực phẩm thừa, cây cỏ hoa lá,..Hầu hết các loại rác hữu cơ đều có khả năng tự phân hủy, thân thiện với môi trường. Một số loại rác hữu cơ còn được ứng dụng làm thức ăn trong chăn nuôi, phân bón.
Rác vô cơ:
Là loại rác thải thường là bao nilong, sứ, gỗ vụn và thường không thể tái chế được. Các loại rác này sẽ được đem đi chôn lấp ở những hố rác tập trung, loại rác này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Rác tái chế: là loại rác khó phân hủy nhưng có thể đem vào tái chế để tạo ra được các loại sản phẩm mới, phục vụ các mục đích khác nhau của người sử dụng. Kể tên một số loại rác tái chế như bìa carton, vỏ lon bia, chai nhựa, các vật dụng kim loại (khung cửa, nhôm), thiết bị điện tử,…
Hướng dẫn cách xử lý rác thải sinh hoạt tại nguồn
Hiện nay, trong xử lý rác thải sinh hoạt, người ta thường kết hợp sử dụng 2 hai phương pháp là thiêu đốt và chôn lấp. Rác thải sinh hoạt được thu gom và tập kết chờ xử lý. Với các loại rác thải có thể tái chế được sẽ được phân loại và đem đi tái chế để tránh gây độc hại. Còn lại sẽ được xử lý đốt ở nhiệt độ cao khoảng 1000 và lượng tro sau thiêu đốt sẽ được đem chôn sâu dưới lòng đất. Có thể nói, trên cả nước đều đã có những nhà máy chuyên xử lý rác thải sinh hoạt, các công ty môi trường có khả năng xử lý các loại chất gây độc hại ra ngoài môi trường.
Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt
Tuy nhiên, nhà máy xử lý chỉ là một phần, cách xử lý rác thải tốt nhất chính là nằm ý thức của mỗi người. Bởi nếu mỗi người đều có ý thức hạn chế sử dụng các loại vật liệu gây độc hại như túi nilong, hộp nhựa, chai thủy tinh,…Thay thế chúng bằng những vật liệu thân thiện hơn với môi trường thì việc xử lý sẽ thật đơn giản. Chúng ta sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để phân hủy từng chiếc túi hay từng chiếc ống hút nữa.
Xử lý rác thải sinh hoạt là vấn đề của mỗi chúng ta. Mỗi người cần phải có những động thái tích cực trong việc sử dụng các loại vật dụng không gây độc ảnh với môi trường. Trên đây là một số lưu ý và cách xử lý quan trọng đối với những loại rác thải trong sinh hoạt. Ngoài ra, công ty phế liệu Bảo Phong còn có một số bài viết liên quan đến chủ đề này, nếu bạn quan tâm thì có thể tìm và tham khảo thêm.
xem thêm: cách phân loại chất thải